Một góc nhìn khác về ĐIÊU KHẮC MTCN - ĐK ỨNG DỤNG (phần 1).
Mĩ thuật ứng dụng nói chung và điêu khắc ứng dụng nói riêng dùng để chỉ các hoạt động sáng tạo mỹ thuật được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày. Khác với khái niệm "Mĩ thuật" - phục vụ cho các cảm xúc mĩ thuật hàn lâm.
Điêu khắc ứng dụng là loại hình có quá trình hình thành, phát triển lâu dài. Sự phát triển của nó gắn liền với quá trình lao động sáng tạo và cũng có nhiều sự biến chuyển theo thời gian nhằm phục vụ đời sống tinh thần phong phú của con người. Nghệ thuật điêu khắc ứng dụng ngày nay được gắn liền với cảnh quan kiến trúc, không gian trưng bày và nó còn được mở rộng với các sản phẩm điêu khắc nghệ thuật, tạo dáng trong các đồ dân dụng... ngoài ra nó còn liên quan đến việc sử dụng các vật liệu có thể được đổ, đúc khuôn, điều chế hoặc sản xuất hàng loạt.
Các sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc ứng dụng như: tượng tròn, phù điêu, có thể là các biểu tượng, các đồ decor trang trí nội thất... Chất liệu được dùng rất đa dạng như: Đồng, gỗ, đá nhân tạo, composite, silicon, các kim loại nhẹ… Bề mặt sản phẩm có thể được trang trí bằng sơn, các công nghệ mạ nano hoặc bằng một số hình thức công nghiệp khác.
Mĩ thuật ứng dụng nói chung và điêu khắc ứng dụng nói riêng dùng để chỉ các hoạt động sáng tạo mỹ thuật được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày. Khác với khái niệm "Mĩ thuật" - phục vụ cho các cảm xúc mĩ thuật hàn lâm.
Điêu khắc ứng dụng là loại hình có quá trình hình thành, phát triển lâu dài. Sự phát triển của nó gắn liền với quá trình lao động sáng tạo và cũng có nhiều sự biến chuyển theo thời gian nhằm phục vụ đời sống tinh thần phong phú của con người. Nghệ thuật điêu khắc ứng dụng ngày nay được gắn liền với cảnh quan kiến trúc, không gian trưng bày và nó còn được mở rộng với các sản phẩm điêu khắc nghệ thuật, tạo dáng trong các đồ dân dụng... ngoài ra nó còn liên quan đến việc sử dụng các vật liệu có thể được đổ, đúc khuôn, điều chế hoặc sản xuất hàng loạt.
Các sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc ứng dụng như: tượng tròn, phù điêu, có thể là các biểu tượng, các đồ decor trang trí nội thất... Chất liệu được dùng rất đa dạng như: Đồng, gỗ, đá nhân tạo, composite, silicon, các kim loại nhẹ… Bề mặt sản phẩm có thể được trang trí bằng sơn, các công nghệ mạ nano hoặc bằng một số hình thức công nghiệp khác.
Với một bức phù điêu 7200mm x 3600mm, bạn có thể thỏa sức cắt cúp với các kích thước, nội dung khác nhau trong khuôn khổ bức tranh gốc, sự biến tấu, cách sắp xếp tạo ra các bố cục mới, có độ hài hòa riêng.
Với một bộ khuôn mẫu trên vật liệu silicon, gencoat hoặc composite.... bạn có thể sử dụng lặp lại nhiều lần, tính ứng dụng trong tranh phù điêu rất tốt, nó có thể trang trí cho sân vườn tiểu cảnh, cho các sảnh nhà hàng khách sạn, phòng khách, phòng bếp, phòng tắm...
Cái khó và cũng là cái ưu điểm trong tranh phù điêu điêu khắc ứng dụng là ở chỗ, nội dung tạo hình trong tranh có thể sử dụng được cho nhiều không gian khác nhau, kích thước có thể cắt cúp hoặc nối thêm mà ít hoặc không bị ảnh hưởng đến nội dung tổng thể của bức tranh. với một bức tranh gốc kt là 7200mm x 3600mm bạn có thể cắt cúp được nhiều hơn 33 bức tranh trên đó, có nội dung không lặp lại hoàn toàn.
Khi lên ý tưởng và thực hiện một bức phù điêu bất kỳ nào Tôi cũng hết sức đắn đo về khả năng ứng dụng và nội dung của chúng khi đưa vào thực tế.
Đây là điểm mà Tôi mê ĐIÊU KHẮC ỨNG DỤNG - ĐIÊU KHẮC MĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP.
Và thực sự thì điêu khắc công nghiệp (ĐKƯD) hay điêu khắc tạo hình (cảm xúc hàn lâm) thì cũng đều rất đặc biệt, hay và không hề thua kém nhau về tính chất nghệ thuật tạo hình trong nó.